Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Bói tình yêu tuần từ 30/12 đến 05/01

Yên tâm tiến về phía trước nhé, bạn xứng đáng nhận được điều tốt đẹp để hàn gắn trái tim bị tổn thương.

Những bí mật về chuyện tình duyên, người bạn đời và những biến cố trong tình cảm của bạn sẽ được bật mí qua những chòm sao, những cung số. Một sự chiêm nghiệm thú vị cho bạn đọc và suy ngẫm. Bói tình yêudành cho những người tin vào điều kì diệu của số phận.

Bói tình yêu tuần từ 30/12 đến 05/01

Bói tình yêu tuần từ 30/12 đến 05/01

Bói tình yêu tuần từ 30/12 đến 05/01

Bói tình yêu tuần từ 30/12 đến 05/01

Bói tình yêu tuần từ 30/12 đến 05/01

Bói tình yêu tuần từ 30/12 đến 05/01

Bói tình yêu tuần từ 30/12 đến 05/01

Bói tình yêu tuần từ 30/12 đến 05/01

Bói tình yêu tuần từ 30/12 đến 05/01

Bói tình yêu tuần từ 30/12 đến 05/01

Bói tình yêu tuần từ 30/12 đến 05/01

Bói tình yêu tuần từ 30/12 đến 05/01

Theo VNE

[Chế biến] – Mứt đậu trắng

Mứt đậu trắng vừa thơm vừa ngọt nhâm nhi với những ly trà nóng ngày Tết thật vui!

Nguyên liệu:

- Đậu trắng

- Đường

- Vani

Thực hiện:

Bước 1: Đậu trắng chọn hạt to, mẩy, căng đều. Cho nước ngập mặt đậu, ngâm trong khoảng trên 10 tiếng (hoặc qua đêm). Khi thấy hạt đậu nở căng hết cỡ là được.

[Chế biến] - Mứt đậu trắng

Bước 2: Cho đậu vào hấp chín mềm (hấp trong khoảng 1 tiếng). Hoặc có thể cho đậu vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu rồi cho lên bếp ninh ở mức lửa nhỏ cho đến khi nào đậu chín mềm nhưng không bị nứt vỏ là được.

[Chế biến] - Mứt đậu trắng

Bước 3: Cân đậu và đường theo tỉ lệ 1kg đậu đi với khoảng 500g đường. Cho đường vào chảo rộng, thêm vào chảo khoảng 2 bát con nước. Đun sôi đường, dùng đũa quấy đều cho đường tan hết.

[Chế biến] - Mứt đậu trắng

Bước 4: Khi đường đã tan hết thì chút đậu vào. Vặn bếp về mức lửa nhỏ, đun liu riu. Thi thoảng đảo đều để đậu ngấm đường.

[Chế biến] - Mứt đậu trắng

Bước 5: Khi đường trong chảo đã cạn, lúc đảo đậu thấy nặng tay, quanh thành chảo có hiện tượng đường bắt đầu kết tinh thì dùng đũa đảo đều liên tục.

[Chế biến] - Mứt đậu trắng

Bước 6: Khi đường kết tinh bám trắng vào hạt đậu thì nhỏ vào chảo đậu vài giọt vani rồi tắt bếp. Tiếp tục dùng đũa đảo liên tục trong 1 phút nữa.

[Chế biến] - Mứt đậu trắng

Sau đó để cho mứt đậu trắng nguội hẳn thì cất vào lọ kín để bảo quản.

 [Chế biến] - Mứt đậu trắng

[Chế biến] - Mứt đậu trắng

[Chế biến] - Mứt đậu trắng

[Chế biến] - Mứt đậu trắng

Chúc bạn và gia đình ngon miệng với món mứt đậu trắng!

Theo Eva

Sửa đổi chính sách ưu tiên là tất yếu

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nói: “Tình hình kinh tế xã hội thay đổi từng ngày, nên việc cập nhật lại các đối tượng và vùng miền được hưởng ưu tiên tuyển sinh là việc làm tất yếu nhằm đảm bảo công bằng xã hội”.

Đồng quan điểm, thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, thẳng thắn: “Việc điều chỉnh theo hướng giới hạn khu vực và đối tượng ưu tiên tuyển sinh là hoàn toàn hợp lý. Đúng như tinh thần loạt bài Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng? mà Báo Thanh Niên đã đăng tải tháng 7 vừa qua, ưu tiên phải dành cho tối thiểu không thể đại trà như hiện nay. Tuy nhiên, thạc sĩ Tuấn cho rằng, việc Bộ cần làm là phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc để xác định đúng vùng miền nào thực sự khó khăn cần được hưởng chính sách ưu tiên.

Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang cũng đánh giá sự thay đổi chính sách ưu tiên là đúng đắn và mang đến sự công bằng hơn rất nhiều. Chẳng hạn, kỳ tuyển sinh năm 2013, đối tượng 04 (người Hoa) ở thành phố cũng được xếp vào đối tượng ưu tiên 01. Năm nay đối tượng 01 này chỉ được ưu tiên ở những vùng khó khăn.

Hà Ánh - Đăng Nguyên

Tuyển sinh riêng: Không ai dám mạo hiểm

 Tuyển sinh riêng: Không ai dám mạo hiểm Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM nhiều năm nay vẫn thi theo 3 chung bên cạnh môn năng khiếu thi riêng - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thời gian chuẩn bị ngắn ngủi

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng việc cho phép các trường tuyển sinh riêng là động thái tích cực của Bộ nhằm thực hiện tinh thần của luật Giáo dục ĐH đã có hiệu lực từ đầu năm 2013. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật thực hiện, khi Bộ không cho phép các trường liên thông  giữa các đề án khiến các trường gặp khó khăn nếu tổ chức thi riêng, nhất là trong khoảng thời gian chuẩn bị ngắn ngủi từ nay đến trước mùa tuyển sinh 2014.

Nhìn nhận từ hội nghị tổng kết năm học và bàn kế hoạch tuyển sinh năm 2014 do Bộ tổ chức ngày 28.12, PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa ý kiến: “Cho đến cuối hội nghị, không có bất kỳ trường nào mạnh dạn khẳng định sẽ tuyển sinh riêng và tách biệt với kỳ thi 3 chung. Nếu có cũng chỉ là ý kiến sẽ tuyển sinh riêng sau khi đã trải qua kỳ thi 3 chung này. Trong khi trước đó rất nhiều trường đã mong muốn được tuyển sinh riêng. Chính những quy định về phạm vi xét tuyển khiến các trường có cảm giác giảm khả năng thành công của một kỳ thi riêng nên ngại mạo hiểm, nhất là trong thời điểm khó khăn tuyển sinh kéo dài như nhiều năm nay. Bên cạnh nguyên nhân khách quan đó, lo sợ về năng lực tổ chức một kỳ thi đảm bảo chất lượng và thời gian gấp rút khiến các trường dè dặt trong quyết định này”, PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa phân tích thêm.

Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, cũng cho rằng thời gian nộp đề án tuyển sinh riêng từ nay đến tháng 3.2014 là quá gấp rút nên khả năng nhiều trường không chuẩn bị kịp. Và khó khăn nhất của các trường chính là chuẩn bị ngân hàng đề thi và lựa chọn môn thi phù hợp.

Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho rằng nếu khuyến khích tuyển sinh riêng nên để trường có thể tự do sử dụng nhiều tiêu chí để chọn thí sinh. Kỳ thi 3 chung có chất lượng tin cậy thì cũng cần cho phép trường được sử dụng kết quả thi này chứ không nên cấm như hiện nay.

Theo thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Trưởng phòng Truyền thông và tuyển sinh Trường ĐH Hoa Sen, về cơ bản chủ trương cho tuyển sinh riêng rất tốt nhưng cần có thời gian để áp dụng rộng rãi. Ông Bình cho biết thầy cô ở các trường THPT đều cho rằng đây là thay đổi tích cực nhưng hiện nay học sinh đã chuẩn bị cho việc thi 3 chung từ lớp 10 vì vậy nếu năm nay có trường nào thi riêng thì vẫn không khuyến khích học sinh thi vào. Lý do là thi riêng không thể sử dụng kết quả thi riêng vào trường khác. Nếu tham dự thi cả 2 đợt thì thi thành 5 đợt, rất nặng nề.

Với quy định thi riêng chỉ được xét tuyển riêng, lãnh đạo một trường ĐH tại TP.HCM không ngần ngại cho rằng mục tiêu của Bộ chính là nhằm giới hạn nguồn tuyển của các trường. Trong khi Bộ biết rõ hầu hết trường muốn tuyển sinh riêng và đã gửi đề án đều là những trường rất khó khăn trong tuyển sinh nhiều năm qua. 

Sau “3 chung”, thi riêng là gì ?

Được hỏi về cách thức tuyển sinh sau khi bỏ kỳ thi 3 chung nên như thế nào, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến trăn trở.

Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn đề xuất nên kết hợp một kỳ thi chung do Bộ tổ chức mỗi năm 2 đợt để các trường dựa vào đó xét tuyển. Việc xét tuyển này sẽ kết hợp thêm một số tiêu chí khác tùy theo đặc thù từng trường và ngành nghề chứ không nên làm như cách hiện nay.

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa thì cho rằng, sau 3 chung các trường quay lại thi riêng nhưng kỳ thi riêng phải khác xưa và mang tầm cao hơn để phù hợp với thực tế. PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa lý giải: “Thay vì chỉ kiểm tra và truyền đạt kiến thức đơn thuần như lâu nay, việc tuyển sinh và đào tạo cần phải đánh giá đúng năng lực và thái độ người học. Các trường cần phải có quan điểm rộng như vậy ngay từ khâu tuyển sinh. Và từ nay đến năm 2016 các trường cần chuẩn bị một phương thức tuyển sinh mới để đánh giá người học không chỉ kiến thức mà còn năng lực và thái độ”.

Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang đề xuất Bộ có thể thành lập cơ quan tổ chức thi để các trường trong nước sử dụng kết quả xét thí sinh vào trường. Thậm chí, các trường quốc tế cũng có thể sử dụng kết quả này để đánh giá học sinh Việt Nam nộp đơn vào học.

Ông Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho rằng về lâu dài, để giảm phiền hà và tốn kém cho người học nên nhập kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ làm một và thực hiện trao quyền tự chủ xét tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục ĐH. Bộ nên sớm triển khai công việc này nhưng để làm được điều đó Bộ phải đổi mới mạnh mẽ về tư duy, đội ngũ chuyên gia chuẩn bị cho kỳ thi phải được tập huấn kỹ về chuyên môn.

Ý kiến

Bộ cần hỗ trợ các trường để thực hiện quyền tự chủ

Việc giao quyền tự chủ tuyển sinh là một quyết định đúng. Dù các trường đã được tự chủ về tuyển sinh thì nhà nước vẫn có trách nhiệm tạo thuận lợi để các trường thể hiện quyền tự chủ tuyển sinh tốt nhất chứ không thể để các trường phải tự xoay xở.

Vì thế, Bộ chỉ cần nêu ra chuẩn (quốc gia) quy định những ai thì được quyền vào học ĐH. Đây là những quy định tối thiểu, thường gắn với đòi hỏi người học phải có văn bằng tốt nghiệp phổ thông (và tương đương). Còn điều kiện để thí sinh được vào các trường cụ thể phải dành cho các trường quyết định, tùy theo đặc điểm ngành nghề và thương hiệu của mình. Chính điều đó mới thể hiện quyền tự chủ tuyển sinh thực sự. Tuy nhiên, trong điều kiện kỳ thi tốt nghiệp phổ thông chưa được cải thiện thì một số trường vẫn có nhu cầu sử dụng các kết quả của kỳ thi tuyển sinh đại học “3 chung”. Vì thế, Bộ cần xem kỳ thi 3 chung này như là một giải pháp hỗ trợ cho các trường, không nên "ép" các trường nếu muốn lấy kết quả của kỳ thi này thì phải chấp nhận "luật chơi" riêng của Bộ.

          Lê Viết Khuyến (nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT)      

Đặt chất lượng lên hàng đầu

Quan điểm của Bộ về tuyển sinh riêng là tạo điều kiện cho các trường sử dụng các phương pháp tuyển sinh khác nhau để tuyển được sinh viên có năng lực phù hợp vào học các ngành nghề của trường mà kỳ thi 3 chung không làm được để trên cơ sở đó nâng cao chất lượng. Nếu thi 3 chung mà vẫn làm tốt việc này thì không cần phải thay đổi phương thức thi đã áp dụng lâu nay.

Vấn đề đặt ra ở đây là một số trường (khó tuyển sinh) muốn tuyển trước theo phương thức 3 chung, nếu đủ chỉ tiêu thì thôi, nếu không đủ thì tuyển sinh riêng để bổ sung số thí sinh còn thiếu. Như vậy thí sinh tuyển sinh riêng sẽ chủ yếu là những người dưới điểm sàn kỳ thi 3 chung (vì nếu từ điểm sàn trở lên thì đã trúng tuyển rồi). Chất lượng đầu vào sẽ rất chệch choạc và không đảm bảo nguyên tắc công bằng.

Các trường cần hướng tới mục tiêu chất lượng và tính lâu dài để nghiên cứu đề xuất phương án tuyển sinh riêng phù hợp. Theo lộ trình, Bộ chỉ tổ chức kỳ thi chung trong vòng 3 năm tới để giúp các trường chưa đủ điều kiện thực hiện tuyển sinh riêng. Do đó phương án thi riêng vẫn dựa vào kết quả của kỳ thi chung là không phù hợp và không lâu dài.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga

Vũ Thơ (ghi)

Hà Ánh - Đăng Nguyên - Vũ Thơ

         

Trao học bổng Nguyễn Thái Bình - Báo Thanh Niên cho sinh viên TP.HCM

Trao học bổng Nguyễn Thái Bình - Báo Thanh Niên cho sinh viên TP.HCM Các sinh viên khi nhận học bổng - Ảnh: Hải Nam

Lê Hữu Hóa Lộc, SV năm 3 Khoa Luật thương mại quốc tế, có cha bị bệnh nặng, mẹ tuổi đã cao nhưng vẫn cố gắng bán báo ở vỉa hè để có tiền nuôi con ăn học. Lộc nói: “Vậy là những cố gắng học tập của em đã được ghi nhận”. Còn Phùng Thị Kim Ngân, SV năm 3 Khoa Luật thương mại quốc tế, có mẹ cũng đã lớn tuổi bị bệnh hiểm nghèo, cả gia đình 6 người sinh sống nhờ vào công việc đánh bắt cá tại Ninh Thuận, cuộc sống rất bấp bênh. Ngân cho biết phần học bổng này sẽ được em để dành đóng học phí học kỳ 2 năm nay.

Từ tháng 9.2013 đến nay, Coca Cola VN đã phối hợp cùng Báo Thanh Niên trao tặng 60 suất học bổng với tổng trị giá 300 triệu đồng cho 60 SV. Trong đó, 20 SV năm cuối Đại học Hoa Sen TP.HCM và 20 SV Đại học Ngoại thương (cơ sở 2, TP.HCM) đã nhận 40 suất.

Hải Nam - Quỳnh Như 

  

Cuộc chiến huyền thoại trên đồi Cocho

Để giành thắng lợi, triệt phá được cứ điểm này hàng trăm người dân bản địa, bộ đội địa phương đã ngã xuống hy sinh. Mường Khoòng trở thành huyền thoại của vùng núi xứ Thanh.
Chuyện kể của những chứng tích

Ông Vi Công Mậu năm nay đã 76 tuổi nhưng vẫn còn rất khỏe và minh mẫn. Để tái hiện lại cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân Mường Khoòng ông đã không quản ngại đường xá xa xôi hiểm trở đưa chúng đưa tôi lên ngọn đồi năm xưa quân Pháp đã cho quân nhảy dù xuống để lập cứ điểm.
Theo tiếng của người Thái nơi đây quả đồi này có tên là Cocho, thuộc thôn Lọng của xã Cổ Lũng. Khi quân Pháp đưa quân sang muốn xây dựng nơi đây là cứ điểm để chiến đấu với quân ta. Ông Mậu xuýt xoa tiếc rằng những chứng tích nơi đây không còn nữa. Trên đỉnh đồi giờ chỉ còn là bãi đất trống, lưa thưa vài cây tre và cây bạch đàn. Xưa kia, khi cuộc sống của dân bản trở lại bình yên ông Mậu vẫn thường lên đồi để ngắm nhìn những khẩu pháo, những đường hầm, chiến lũy mà quân Pháp đã xây dựng.
“Ngày đó quân Pháp vào các làng bản trong vùng, bắt hàng trăm phu phen để về đây phục dịch xây dựng đồn bốt, chiến hào. Chiến hào là một vành đai vòng cung phía trước, có 3 khẩu trung liên và 2 khẩu cối 60 li được đặt hai bên. Điều lạ kỳ đến mức khó hiểu, khi đó có lẽ vì muốn xây dựng nhanh nên bọn chúng không xây dựng đồn bốt bằng bề tông, cốt thép mà chỉ bắt dân chúng trong vùng phá nhà của mình, mang vật liệu ra xây dựng đồn bốt. Vì thế, đồn bốt, nhà chỉ huy chỉ được làm bằng đất. Cổng của đồn bốt chỉ làm bằng tre nứa vót nhọn. Bờ tường cũng chỉ làm bằng đất cao khoảng 1m, ở bốn hướng bọn chúng đều cho quân đào hầm hào”, ông Mậu kể.
Ban đầu thực chất ở pháo đài này lính Pháp chỉ có ba người và một người làm bộ phận thông tin liên lạc. Sau này, bọn chúng mới huy động lực lượng từ Hòa Bình sang, từ Bá Thước xuống và một lực lượng đông đảo bắt từ dân bản. Vì thế, lực lượng của Pháp có hàng trăm tên với vũ khí đạn dược tối tân.
Ông Vi Công Mậu chỉ vị trí xưa kia quân địch đặt khẩu pháo, xây dựng đồn bốt trên đồi Cocho. 
Chiến thắng “bất khả xâm phạm” 
Ông Hà Nam Ninh cho biết, khi lực lượng quân địch đã xây dựng xong đồn bốt, sân bay thì Cổ Lũng biến thành nơi “bất khả xâm phạm”. Để chiếm giữ vùng đất nơi đây bọn chúng đã mua chuộc những tên lang đạo, chánh tổng trong vùng. Ban đầu quân Pháp cho họ giữ các chức sắc trong vùng, sau đó biến họ thành tay sai của bọn chúng. Nhiều người dân vô tội đã bị giết hại, bởi đứng lên chống lại ách thống trị của bọn chúng. 
Từ tháng 7/1949 quân địch hoàn toàn thắng thế, bởi bọn chúng có lực lượng mạnh, được trang bị với nhiều vũ khí đạn dược tối tân như: Súng cối, súng máy tiểu liên, súng trung liên... Trong khi đó, bộ đội và dân quân du kích của ta vũ khí còn hết sức thô sơ.
“Khi đó để tiêu diệt địch nơi đây chỉ huy của quân ta đã chỉ đạo cho các đơn vị quân đội tại tỉnh Thanh Hóa lên Bá Thước để giải phóng Cổ Lũng. Nhưng do vũ khí thô sơ, quân địch dồn quân trên đồn bốt, quân ta ở phía dưới trống trải nên nhiều trận công kích của quân ta đã thất bại. Lực lượng của ta khi đó cũng khá đông, nhưng do thiếu chiến thuật đánh nên chưa thể phá được phòng tuyến của kẻ thù. 
Nghĩa trang liệt sĩ vinh danh những anh hùng đã ngã xuống trong trận quyết chiến với quân Pháp năm 1949 được xây dựng bên đồi Cocho. 
Trong hồi ức của những người lính từng sống và chiến đấu nơi đây mà tôi đã thu thập được có những câu chuyện bi tráng. Đó là vào một đêm giữa tháng 7/1949, sau nhiều lần dùng đạn pháo công kích lên đồn bốt của địch không thành. Trước đó quân ta đặt pháo khoảng cách xa đồn bốt địch, nên bắn không tới vị trí của quân Pháp. Vì thế, mọi người mới thống nhất sẽ di chuyển cho pháo lên sườn đồi, công kích quân giặc trong đêm. 
Nhưng không ngờ, do pháo bắn lên cao quá, mà không trúng đích. Bất ngờ pháo lại rơi trở lại đúng vị trí lực lượng đã bắn. Chính vì thế, mọi người không kịp trở tay, đã bị pháo nổ gây thương vong. Đêm đó tính cả dân quân tự vệ và bộ đội 59 người đã hy sinh”, ông Ninh buồn bã kể.
Sau thất bại đó, quân và dân Cổ Lũng đã rút ra được bài học thay đổi chiến lược trong cách đánh. Khi đó, trên đồn bốt của địch có nhiều người là con của dân bản trong vùng phục vụ cho quân Pháp. Vì thế, quân ta đã vận động tuyên truyền số quân lính này làm cuộc binh biến. Để thực hiện việc này, một số người dân đã dũng cảm trà trộn vào hàng ngũ của địch, làm thùng thư bí mật viết các truyền đơn cho họ đọc. Khơi dậy tinh thần dân tộc của mỗi người, để họ đứng về phía cách mạng và quan trọng hơn cả giác ngộ họ tin tưởng rằng quân đội của Bác Hồ sẽ chiến thắng quân Pháp.
Cùng với công tác tuyên truyền đó, chúng ta cũng kêu gọi những người lính, những người lang đạo hãy từ bỏ cuộc sống với bọn thực dân Pháp, trở về với cách mạng. Mọi người sẽ dang tay chào đón, chào mừng họ trở về. Sau đó, họ muốn đi theo cách mạng, hay đi theo con đường riêng tùy thích. Nhờ vậy, đến tháng 12/1949 quân du kích của ta thống nhất với lực lượng nội ứng trong địch ngày giờ nổ súng đảo chính. Quân thực dân Pháp không kịp trở tay nên đã bại trận.
Ông Mậu và người dân nơi đây chỉ tiếc rằng, pháo đài lô cốt năm xưa của quân Pháp giờ không còn nữa. Những năm sau giải phóng, các công trình của quân Pháp để lại trên đỉnh núi Cocho đã bị phá hoại dưới bàn tay con người. Bởi, khi cải cách văn hóa những tàn dư của chế độ cũ để lại đã bị phá hết, không ai quan tâm đến việc giữ gìn nó. Năm 1999, kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Cổ Lũng, chính quyền muốn xây dựng lại đồn bốt, nhưng không thực hiện được.
Con người và mảnh đất nơi đây từng chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, nhưng họ chưa bao giờ chịu khuất phục trước họng súng của kẻ thù, bằng chứng là tất cả đều đồng lòng để giết giặc giải phóng quê hương. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, tinh thần đó được nâng lên. Mường Khoòng hỗ trợ sức người, sức của lớn lao trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Chính vì thế, nơi đây được công nhận là vùng đất anh  hùng.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng người dân nơi đây vẫn không quên ký ức bi hùng về cuộc chiến đấu với quân Pháp. Trong những năm đau thương đó hàng trăm người dân nơi đây đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập. Sân bay Cổ Lũng và đồn bốt trên đồi Cocho không còn nữa, nhưng người dân vẫn còn nhớ trong ký ức. Năm 2005, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã chính thức công nhận khu di tích đồn bốt, sân bay Cổ Lũng là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.
Ông Lò Văn Xuân (Chủ tịch UBND xã Cổ Lũng)
Đại Cát
BÀI ĐỌC NHIỀU

Năm 2013: Gần 100 trường chỉ tuyển được dưới 50%

Một thống kê khá thú vị của Bộ GD-ĐT về tuyển sinh năm 2013, với mức điểm sàn ĐH đưa ra toàn quốc có 562.449 thí sinh có kết quả thi đạt từ điểm sàn ĐH trở lên. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ ĐH là 348.859. Như vậy, tỷ lệ giữa số thí sinh đạt từ điểm sàn ĐH trở lên so với chỉ tiêu là 161,23%. Với nguồn tuyển dồi dào như vậy nên khối các trường công lập được hưởng lợi tối đa khi tỷ lệ tuyển so với chỉ tiêu chung của các trường đạt 98,26 % (tăng hơn 7% so với năm 2012). Ngược lại trường ngoài công lập lại tụt giảm gần 1% (đạt 72,51%).

Số liệu cũng cho thấy thí sinh ngày càng “tham vọng” trong việc chen chân vào học hệ ĐH và “thờ ơ” với bậc CĐ. Điều này thể hiện việc tỷ lệ nhập học so với chỉ tiêu có độ chênh nhau rất lớn. Trường CĐ công lập chỉ tuyển được khoảng 65% còn ngoài công lập chỉ còn khoảng 37%, so với năm 2012 đều giảm trên 14%.

Việc các trường CĐ gặp khó khăn trong tuyển sinh cũng là điều dễ hiểu bởi năm 2013 Bộ GD-ĐT đã siết chặt quy định đào tạo liên thông, đưa ra những ràng buộc khó hơn để có thể liên thông từ CĐ lên ĐH.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết, trong tổng số 353 trường ĐH, CĐ tuyển sinh năm 2013, có 20 trường tuyển vượt từ 15% trở lên so với chỉ tiêu đã xác định trong đó có 13 trường ĐH (8 trường công lập và 5 trường ngoài công lập) và 7 trường CĐ (5 trường công lập và 2 trường ngoài công lập)

S.H

Những bài văn 'đồng phục'

Mẹ tôi vẫn thường nói đùa rằng trẻ con đi học tiểu học bây giờ không khác gì sống trong môi trường quân đội.


Tất cả những gì liên quan đến các bé đều có quy định và mẫu số chung từ quần áo, tập vở, bao bìa tập, dụng cụ học tập...

Tôi nghĩ điều đó cũng tốt bởi trẻ con cần phải có khuôn phép nhất định thì mới thành người. Nhưng cách đây một tuần, tôi mới vỡ lẽ, thì ra bốn chữ "môi trường quân đội" của mẹ tôi có ý thể hiện sự bức xúc.

Bài văn đồng phụcNhững bài văn "đồng phục" sẽ "giết chết" tâm hồn trẻ thơ Bé Lộc, con anh trai tôi, đang học lớp 4 tại một trường tiểu học tỉnh nhà. Tối hôm đó, đi ngang phòng Lộc, tôi nghe cháu đọc: "Gương mặt mẹ hình trái xoan phẩy có những nét thanh tú chấm sóng mũi mẹ dọc dừa càng làm mẹ đẹp hơn chấm miệng mẹ không rộng lắm phẩy viền đôi làn môi đỏ thắm phẩy khi mẹ cười hiện ra hàm răng trắng tinh như những hạt minh châu chấm...".

Tôi thắc mắc xen lẫn ngạc nhiên. Thằng bé hôm nay tả mẹ hay vậy sao? Mà sao nó đọc chấm phẩy lung tung thế? Tôi đẩy cửa vào phòng hỏi nó: "Con học gì vậy Lộc?". "Con học thuộc lòng mấy bài tập làm văn để thi giữa học kỳ" - nó ngây thơ đáp trong sự ngạc nhiên khôn tả của tôi.

Vì công việc, tôi cũng rất ít quan tâm đến việc học tập của cháu mình và cũng chẳng biết trẻ con bây giờ học tập ra sao.

Tôi ngạc nhiên hỏi cháu: "Tập làm văn sao con lại học thuộc lòng? Mà biết thi cô cho đề gì để con học trước? Sao con không đợi tới thi, vào lớp lập dàn bài mà làm?". Thằng bé cười: "Cô Út không biết gì hết. Cô chỉ dặn học ba bài: tả mẹ, tả bà và tả con mèo thôi. Học ba bài vô lớp sẽ làm được. Mà cô không cho lập dàn bài khi làm bài thi đâu".

Là cử nhân văn chương, tôi có phần tức giận và sốc khi nghe thằng bé bảo không được lập dàn bài và phải học thuộc để vô phòng thi viết. Văn chương xuất phát từ tâm hồn mỗi người mà. Lạ quá!

Tôi kiên quyết thuyết phục thằng bé làm văn theo đúng nghĩa. Nó chấp nhận vì luôn cho rằng tôi rất giỏi. Tôi đã dạy nó cách cảm nhận và trình bày một bài văn khoa học, giàu cảm xúc.

Một tuần sau khi thi về, nó cầm phiếu điểm òa khóc, đổ lỗi cho tôi: "Tại cô Út mà bài văn tả mẹ của con chỉ được điểm 7, trong khi các bạn khác toàn 9, 10".

Tôi ngỡ ngàng và bảo Lộc thuật lại cháu đã viết gì trong bài văn ấy. Không thể tin được. Bài văn Lộc viết rất thật, rất giàu cảm xúc. Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra thì thằng bé lại khóc: "Cô bảo bài của con không giống với các bạn. Cô nói con không học bài, không viết như bài cô cho".

Một lần nữa tôi lại thấy tức giận. Văn chương là thứ thiên về cảm xúc. Qua mỗi bài văn sẽ làm bật lên tính cách và tâm hồn của trẻ. Tại sao lại áp đặt những cảm xúc lẽ ra phải được thể hiện trên từng con chữ?

Những bài văn theo lối "đồng phục" như thế liệu có giết chết cảm xúc, sự sáng tạo trong những khối óc mới lớn? Phải chăng đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chán học văn ở học sinh trung học phổ thông sau này, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng?

Nếu các cô giáo tiểu học hướng dẫn các bé cách trình bày một bài văn và để các em tự do với những cảm xúc của mình, điều đó sẽ hay biết dường nào. Những bài văn, những cảm xúc đầu đời đã bị đè nén, áp đặt thì trách sao số lượng những bài văn tốt nghiệp trung học phổ thông đạt điểm 0 lại ngày càng nhiều.

Theo Ngọc Diễm/ Tuổi trẻ

By Xa Lo Tin tuc

Tuyển sinh 2014: Thay đổi nhiều chính sách ưu tiên

Hàng loạt chính sách ưu tiên dành cho các đối tượng thí sinh sẽ được Bộ GD-ĐT thực hiện trong mùa tuyển sinh 2014.


Chính sách ưu tiên sẽ bao gồm 7 nhóm ưu tiên.

Theo đó, nhóm ưu tiên số một gồm các đối tượng công dân Việt Nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

tuyển sinh đh, cđ 2014
Thêm nhiều đối tượng ưu tiên sẽ được bổ sung trong mùa tuyển sinh 2014
Quân nhân, công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phụ vụ tại ngũ theo luật định được thêm vào nhóm đối tượng ưu tiên số ba.

Đối tượng thêm con liệt sĩ; con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.

Đối tượng 5 thêm chỉ huy trưởng, chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; thôn đội trưởng, trung đội trưởng dân quân tự vệ nòng cốt, dân quân tự vệ nòng cốt, dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên, dự thi vào ngành quân sự cơ sở.

Đối tượng 6 thêm công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số ở ngoài khu vực đã quy định thuộc nhóm ưu tiên 1; người khuyết tật nặng.

Con thương binh, con bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động dưới 81% và con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%.

Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; có công giúp đỡ cách mạng.

Trong thời gian tới, Bộ GD - ĐT sẽ ban hành văn bản chính thức về quy chế tự chủ tuyển sinh đại học, cao đẳng và phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh năm 2014.

Phạm Thịnh
By Xa Lo Tin tuc

Bất đẳng thức giáo dục: 2 nhỏ hơn 1

Có lẽ mong muốn của hai vị nguyên Bộ trưởng sẽ khó mà làm thay đổi được phương án dự kiến của đương kim Bộ trưởng, nếu như thế theo cách biểu diễn toán học, xã hội sẽ nhận được một bất đẳng thức 2

Đầu tháng 1/2014 chính thức có phương án tuyển sinh

Những thông tin trong dự thảo tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 gần như không thay đổi. Đầu tháng 1/2014, Bộ sẽ chính thức công bố quy định tuyển sinh ĐH, CĐ 2014. Thời gian tuyển sinh riêng cần phải lấy thêm ý kiến của các trường, xã hội. Bộ sẽ có hướng dẫn trong lịch tuyển sinh được công bố sắp tới", Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) đã trao đổi với phóng viên báo Tin Tức bên lề Hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ 2014.


Đầu tháng 1/2014 chính thức có phương án tuyển sinh

* Thưa Thứ trưởng, trong ý kiến của các trường ĐH, có ý kiến nào bày tỏ những băn khoăn mà Bộ sẽ cần phải xem xét, nghiên cứu không?

Sau khi công bố dự thảo quy chế tuyển sinh 2014, Bộ GD - ĐT đã tập hợp ý kiến của các trường. Có nhiều vấn đề xã hội quan tâm như: Chủ trương của Bộ về tự chủ tuyển sinh, tuyển sinh riêng có gây sốc cho học sinh không? Tuyển sinh riêng giúp các trường khó tuyển thì tuyển đủ chỉ tiêu, quản lý dạy thêm học thêm ra sao, đảm bảo chất lượng của kỳ thi? Tất cả những vấn đề này đều được Bộ giải thích rõ ràng trong thời gian qua.

Đa số các trường đều đồng ý với chủ trương của Bộ GD - ĐT. Trước đó, có những trường chưa hiểu được bản chất mục tiêu tuyển sinh riêng, sau khi được giải thích cũng đều đã nhất trí với chủ trương của Bộ. Duy chỉ có ý kiến về thời gian tổ chức tuyển sinh riêng, đề án tuyển sinh riêng, Bộ sẽ phải nghiên cứu thêm, và chờ thêm ý kiến của nhân dân và đi đến điều chỉnh, thống nhất trong thời gian tới. Có những trường đề nghị tuyển sinh riêng hai đợt: Vào tháng 1, tháng 2 hàng năm, nhất là những trường đào tạo tín chỉ, về vấn đề này, Bộ phải xem xét thêm.

* Đến thời điểm này, những vấn đề về tự chủ tuyển sinh nào đã được chốt, thưa Thứ trưởng?

Những vấn đề đã đặt ra trong dự thảo quy chế tự chủ tuyển sinh 2014 gần như đã được cố định rồi. Đa số các trường đều ủng hộ dự thảo quy chế này. Tuần tới (tháng 1/2014) Bộ sẽ ban hành quy định tuyển sinh riêng để các trường áp dụng. Lịch tuyển sinh có thể hướng dẫn về thời gian tuyển sinh riêng để thí sinh tiện theo dõi.

Bộ GD - ĐT yêu cầu 2 trường đại học quốc gia (ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh), 3 trường đại học vùng và các trường ĐH trọng điểm đi đầu trong công tác tuyển sinh riêng. Hai trường ĐH Quốc gia đã chuẩn bị tương đối sẵn sàng. Họ đã huy động các nhà khoa học, nhà giáo ưu tú để thực hiện việc này từ 3 năm trước. ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã đề xuất phương án tuyển sinh riêng từ 3 năm trước nhưng vẫn còn hạn hẹp về đối tượng tuyển sinh, cụ thể đối tượng tuyển sinh riêng là những học sinh trường chuyên thuộc ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sau đó Bộ đề nghị mở rộng đối tượng tuyển sinh là học sinh các trường chuyên khác để đảm bảo tính công bằng. Tới nay họ đã điều chỉnh phương án này phù hợp với tình hình thực tế.

Hiện nay đã có 17 trường ĐH, CĐ đề xuất phương án tuyển sinh riêng trước khi có dự thảo quy chế tuyển sinh riêng. Hiện các trường phải điều chỉnh lại phương án phù hợp với yêu cầu của quy chế này. Bộ sẽ căn cứ vào nội dung, nguyên tắc, xem trường nào phù hợp thì sẽ đồng ý để các trường áp dụng.

* Thứ trưởng có thể cho biết hiện nay đã có đề án nào được phù hợp với dự thảo quy chế tuyển sinh chưa?

Hiện nay, Bộ cũng chưa xem xét đầy đủ. Sau khi quy chế chính thức ban hành, Bộ sẽ tiếp tục tiếp nhận đề án hoàn thiện của các trường. Hy vọng có một số trường tự chủ tuyển sinh theo hướng mà Bộ đã đề ra. Ví dụ năm ngoái, một số trường năng khiếu nghệ thuật đã làm tốt tuyển sinh riêng. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho tuyển sinh riêng.

* Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Lê Vân (thực hiện )
By Xa Lo Tin tuc

Có nên học thạc sĩ khi tốt nghiệp ĐH?

Là một học sinh giỏi, khi vạch ra kế hoạch du học Úc, Trần Thanh Điền (ngụ tại TP HCM) băn khoăn liệu có nên theo xu hướng hiện nay là học thẳng lên thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp ĐH? Đây cũng là băn khoăn của nhiều học sinh khi tính toán kế hoạch du học. Tuy có một số tiện lợi nhất định trong quá trình học cũng như có nhiều cơ hội việc làm nhưng du học sinh cũng cần cân nhắc những khó khăn đi kèm và mục đích của việc đeo đuổi học lên thạc sĩ.

Du học sinh học sau ĐH nhiều

Trong khi sinh viên bản xứ chủ yếu học xong cử nhân là đi làm thì sinh viên quốc tế lại có xu hướng học tiếp lên thạc sĩ. Ông Andrew Griffiths, Trưởng Khoa Kinh doanh tại ĐH Queensland (Úc), cho biết: Đa phần sinh viên ĐH là người bản xứ trong khi sinh viên quốc tế lại chiếm số đông trong các chương trình sau ĐH. Sinh viên bản xứ thường chọn học bằng cấp thứ nhất tại một trường nơi họ sống, trong khi sinh viên ở các bậc học cao hơn có xu hướng tìm những trường danh tiếng.

Cân nhắc kỹ mục đích khi học lên thạc sĩ. Trong ảnh: Tìm hiểu du học sau đại học tại Pháp
Cân nhắc kỹ mục đích khi học lên thạc sĩ. Trong ảnh: Tìm hiểu du học sau đại học tại Pháp

Theo quan sát của Huỳnh Anh Vũ, ĐH Swinburne (Úc), đối với sinh viên bản xứ, chỉ khi nào theo hướng nghiên cứu, học thuật, họ mới học tiếp lên sau ĐH, còn đa phần tốt nghiệp ĐH xong là đi làm và sau đó lấy các chứng chỉ của hiệp hội nghề nghiệp để có chuyên môn vững chắc trong công việc.

Mặc dù học tiếp lên thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp ĐH có nhiều điểm lợi như còn trẻ, còn nhiều năng lượng cho việc nghiên cứu và sau khi ra trường, sở hữu tấm bằng thạc sĩ sẽ được các công ty đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng... nhưng du học sinh cần phải xem xét liệu việc học như vậy có thật cần thiết với mình không?

Xác định mục tiêu học tập

Bạn Nguyễn Trần Duyên, du học sinh tại Mỹ, cho rằng việc học “một lèo” từ ĐH lên cao học có một số khó khăn như sau: Trong khi những bạn tốt nghiệp ĐH xong đi làm sẽ có cơ hội “tiêu hóa” mớ lý thuyết học được và ứng dụng những lý thuyết đó vào thực tiễn thì những bạn học tiếp lên thạc sĩ không được như vậy vì phải tiếp tục thu nhận thêm nhiều lý thuyết mới trong khi những lý thuyết cũ chưa “tiêu hóa” được, chưa có cơ hội để áp dụng vào thực tế. Học tiếp lên cao học ngay sau khi tốt nghiệp ĐH cũng làm cho bạn ít có điều kiện trau dồi thường xuyên các kỹ năng mềm như tin học, làm việc nhóm, thuyết trình… Trong khi nhờ  có nó, những bạn tốt nghiệp ĐH đi làm ngay sẽ trưởng thành hơn cũng như chịu được áp lực tốt hơn.

Do đó, một số chương trình thạc sĩ, đặc biệt là ở trường có thứ hạng, yêu cầu bạn phải có đủ một số năm kinh nghiệm đi làm nhất định. Ví dụ ứng viên vào chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh của một số trường phải có độ tuổi trung bình 27 và cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm. Kinh nghiệm làm việc, bản thân gắn bó lâu dài và được thăng tiến trong công ty chính là một trong những tiêu chí xét tuyển rất quan trọng. Các du học sinh cho rằng học sau ĐH khi có kinh nghiệm làm việc sẽ giúp kiến thức thu nhận được mang tính thực tế cao và hiệu quả hơn khi áp dụng vào công việc sau khi tốt nghiệp.

Trước những băn khoăn của các học sinh đang vạch kế hoạch du học, bà Bùi Thị Như Huyền, Trưởng Văn phòng đại diện ĐH Swinburne tại Việt Nam, chia sẻ: Nếu du học sinh chọn theo hướng nghiên cứu thì phải học lên các bậc học cao hơn, còn nếu để đi làm thì cử nhân đã đủ giúp các bạn vào đời. n

Cô bé với ước mơ trở thành giảng viên EQuest.

Khi viết bài báo này, tôi ước có nhiều người được trực tiếp nghe em nói hay chia sẻ bởi ngoài tình cảm thực em dành cho EQuest, em còn có khả năng truyền cảm hứng học tập hay nghị lực vươn lên trong cuộc sống cho nhiều người.

Em là ai?

Em là cô rồng Lê Quỳnh Anh sinh năm 1988 nhưng lại có vẻ bề ngoài mang phong cách tomboy với mái tóc ngắn ngủn. Nữ tuổi rồng thật tháo vát, năng động, tự chủ trong cuộc sống nhưng cũng đầy lo toan, truân chuyên, lận đận… em đúng như cái số tuổi rồng của em vậy.

Cô bé với ước mơ trở thành giảng viên EQuest - 1

Quỳnh Anh giản dị và tomboy ngoài đời

Tốt nghiệp năm lớp 12, thiếu nửa điểm mới vào được Trường sư phạm. Qua bạn bè và có lẽ cũng là duyên số may mắn em gặp được cô giáo dạy khiêu vũ - Người đã có ảnh hưởng lớn tới phương châm sống và sự nghiệp của em sau này và cũng có thể nói đó là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời em. Đến giờ, khi kể về cô, em vẫn trân trọng gọi bằng hai tiếng “sư phụ”.

“Sư phụ dạy em, dù làm lĩnh vực gì, ngành gì cũng phải xuất phát từ cái tâm của mình. Mình có yêu quý, đam mê thì mới bỏ công sức ra tìm tòi, nghiên cứu và khám phá hết điểm mạnh của lĩnh vực đó. Thêm vào đó, sự nhiệt tình là yếu tố quyết định thành công, cứ dốc sức, làm hết mình, sẽ được mọi người ghi nhận. Em luôn lấy đó làm kim chỉ nam trong cuộc sống và công việc của mình” – Quỳnh Anh tâm sự.

Học khiêu vũ và thể dục thẩm mỹ chưa được một năm, với sự miệt mài chăm chỉ luyện tập, em trở thành giáo viên cho cả 2 bộ môn đó. Vừa dạy vừa học, vừa thi thố nếu có cơ hội, năm 2011 Quỳnh Anh được lọt vào top 5 của Giải khiêu vũ Hà Nội mở rộng. Thật không may, sau đó em phát hiện ra em bị chấn thương cột sống do công việc mang lại. “Lúc đó sư phụ khuyên em phải học tiếng Anh để có một công việc nhẹ nhàng hơn và với sức khỏe như thế em cũng đã suy nghĩ một cách nghiêm túc” – Quỳnh Anh cho biết.

Cô bé với ước mơ trở thành giảng viên EQuest - 2

Quỳnh Anh cùng với bạn bè thầy cô ở EQ

Và ước mơ trở thành giảng viên EQuest

Em nói, em như người “cuồng học” tiếng Anh ngay từ những ngày đầu. Những bài giảng trên lớp, những bài tập về nhà đều được em “xới đi, xới lại”, các bài học dường như không đủ so với sức học của em. Kết quả là sau khi học trình độ “vỡ lòng” của lớp tiếng Anh căn bản (FAE Intro của EQuest), em đủ điểm để lên thẳng lớp B nhưng em vẫn chọn cách học đủ cả 4 khóa FAE A, B, C, D.

Cô bé với ước mơ trở thành giảng viên EQuest - 3

Cô bạn trong lớp FAE

Học hết 4 khóa cơ bản, em học tiếp 4 khóa Ngữ pháp tại EQuest. Thời gian này em vừa đi học, vừa đi dạy kèm gia sư tiếng Anh cho các em học sinh cấp 2 và vẫn dạy cả khiêu vũ. Thời gian như kín mít, nhưng em luôn tìm thấy niềm vui trong từng công việc. “Khiêu vũ là đam mê, như máu chảy trong huyết quản của em, khi nào không thể nhảy và dạy nhảy được nữa, em mới ngừng. Còn tiếng Anh em xác định đó là nghề sẽ theo em suốt đời” - Quỳnh Anh chia sẻ.

Cô bé với ước mơ trở thành giảng viên EQuest - 4

Quỳnh Anh mềm mại khi khiêu vũ

Ban đầu Quỳnh Anh cũng chỉ nghĩ học tiếng Anh để trở thành hướng dẫn viên du lịch, nay đây mai đó, thỏa sức tung hoành của tuổi trẻ. Thế rồi, chính những thầy cô của EQuest đã truyền cho em cảm hứng, tiếp cho em thêm sức mạnh để giấc mơ được đứng trên bục giảng như trước đây em đã từng chọn có dịp trở về.

Đó là cô Vũ Kim Loan, thầy Hạ Mạnh Quyết, cô Nguyễn Thương Thảo và cô Ngô Minh Trang… những người luôn cho em niềm vui, cảm hứng trong học tập. Em nhìn thấy sự chỉn chu trong cách chuẩn bị bài giảng, em nhìn thấy sự tận tâm, hết lòng vì học sinh của thầy cô mình. Chính những điều này đã giúp em rất nhiều khi em đi dạy kèm các em nhỏ, em phấn đấu làm sao để đạt được sự chu đáo và cẩn thận được như thầy cô của em; giảng khi nào trò phải hiểu được bằng hết mới thôi. Chính các thầy cô ở EQuest là những người đã cho em những bài học sư phạm đầu tiên và đắt giá.

Sắp tới em sẽ tham gia lớp TOIEC, học theo mô hình Super Score, kết hợp giữa việc học trên lớp và luyện tại Trung tâm với sự trợ giúp 1-1 (một giáo viên – một học viên) để đạt được kết quả như mong muốn. Hiện tại khởi điểm của em là TOIEC 650 và em sẽ cố gắng đạt được 900 TOIEC sau 2 - 3 khóa và tới cuối năm sau, năm 2014 mục tiêu của em là sẽ trở thành giảng viên của EQuest. Quỳnh Anh cho biết, em muốn trở thành một giáo viên thật tốt như các thầy cô ở EQuest mà em đã từng học, họ trẻ nhưng dạy rất hay, nhiệt tình và tâm huyết.

Xuân 2014 đang đến gần, cầu chúc cho ước mơ của Quỳnh Anh trong năm mới sẽ trở thành hiện thực, chúc em gặp nhiều may mắn!

Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh

Mới đây, tại hội thảo “Giảng dạy nhiều ngoại ngữ trong nhà trường: Lợi ích và thách thức” do Bộ GD&ĐT, Đề án ngoại ngữ quốc gia (NNQG) 2020 phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, vấn đề này thêm lần nữa được “cày xới”, trước nhiều khó khăn, thách thức.

 

Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh
Thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn đang là thách thức không nhỏ của chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học. Trong ảnh: Lớp tiếng Anh bậc tiểu học tại trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng). (Ảnh: Nguyễn Huy)

 

Tiếng Anh “độc tôn”

 

Theo quy định Bộ GD&ĐT, 5 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc) được giảng dạy chính trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tùy điều kiện từng địa phương, 1 trong 5 ngoại ngữ này sẽ được lựa chọn làm môn học bắt buộc trong nhà trường.

 
TS. Vũ Thị Tú Anh, Phó vụ Giáo dục Trung học, Phó ban thường trực Ban quản lý Đề án NNQG 2020, cho hay: Tiếng Anh vẫn là lựa chọn độc tôn, chiếm đến 98% tổng số học sinh học ngoại ngữ, còn lại là ngoại ngữ khác.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, chương trình tiếng Anh khối tiểu học, triển khai từ lớp 3 với gần 500.000 học sinh theo học. Cấp THCS và THPT, có đến hơn 7 triệu học sinh đăng ký.

 

Thống kê từ vụ này, năm học 2012-2013, số học sinh học chương trình tiếng Pháp (kể cả tiểu học) chỉ trên 80.000 học sinh; tiếng Nhật được triển khai tại 32 trường trên toàn quốc với hơn 5.200 em; ngoài ra số lượng học sinh học tiếng Đức, Trung Quốc chỉ ở con số vài nghìn. “Bộ đang gặp khó khăn trong việc duy trì dạy tiếng Nga ở phổ thông. Hiện trên toàn quốc chỉ có khoảng 14 trường THPT chuyên dạy tiếng Nga với gần 1.300 học sinh theo học”, TS. Anh nói.

 

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh ông Nguyễn Hoài Chương nhận định: hơn chục năm nay, TP Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh ngoại ngữ trong trường học. Trong đó, có một nhánh học theo chương trình tiếng Anh đề án của Bộ, còn lại theo chương trình tăng cường, tự chọn...

 

TS Anh cho hay: điểm mới theo chủ trương của Bộ, các địa phương được giao quyền tự chủ lựa chọn chương trình dạy ngoại ngữ 2. Thay vì quy định học từ lớp 6 đến 12, với số tiết 2-4 tiết/tuần (đạt bậc 2 hoặc bậc 3), các địa phương căn cứ trên điều kiện thực tế, linh hoạt lựa chọn các môn ngoại ngữ 2 phù hợp.

 

Ngổn ngang

 

Theo Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, ông Nguyễn Hoàng, giải pháp dạy đa ngôn ngữ trong trường học thiếu ổn định, bền vững và không nhất quán.

 

Có thời kỳ, ngành giáo dục rầm rộ dạy học tiếng Nga, sau đó lại ngắt quãng. Đội ngũ giáo viên này hoặc chuyển nghề, hoặc chuyển sang dạy ngoại ngữ khác. Giờ, tuyển sinh tiếng Nga khó khăn, thiếu giáo viên...

 

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Bến Tre nhận định rất khó duy trì các lớp ngoại ngữ 2 do thiếu cơ sở vật chất; nhiều ban giám hiệu các trường ngại mở lớp do thiếu định biên (khoán biên chế quỹ lương) thiếu SGK và các bộ tiêu chí đánh giá. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương trăn trở: lo nhất là thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, học sinh “đạt chuẩn”. Tiếng Anh là ngoại ngữ chính, tuy nhiên số giáo viên này đạt chuẩn chỉ chiếm dưới 30%.

 

Thống kê 42 tỉnh thành, tỉ lệ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn theo quy định rất cao, gần 75% giáo viên tiểu học và 90% THPT chưa đạt chuẩn. Ông Nguyễn Hoàng Chương cho rằng: chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học được Chính phủ ban hành từ năm 1968, tuy nhiên, đến nay, ngoài đề án NNQG 2020, chúng ta chưa có nhiều chính sách rõ ràng, cụ thể.

 

Cái thiếu trước hết là cơ chế, chính sách, cần xác định đưa ngoại ngữ vào lớp nào, hình thức nào bắt buộc hay tự chọn rồi mới tính đến chất lượng dạy học ngoại ngữ. PGS.TS Thành đồng tình: phải có chính sách dạy đa ngoại ngữ cụ thể, gắn liền với chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục, các chương trình giáo dục tổng thể, cần tính tới việc tăng thời lượng dạy hơn 1 ngoại ngữ.

 

Tiếng Pháp được xem như ngoại ngữ chính thứ 2, sau tiếng Anh. Chỉ riêng tiếng Pháp ngoại ngữ 2 có khoảng 40.000 học sinh theo học. Nhưng đến nay, Bộ chưa có bộ SGK chính thức. TS. Hồ Ngọc Trung (Viện ĐH Mở Hà Nội) kiến nghị: cần có chương trình tổng thể cho các bậc học, tránh tình trạng manh mún, thiếu nhất quán dạy học ngoại ngữ như hiện nay. Thực trạng sinh viên dù học 7 năm ngoại ngữ ở THPT nhưng vẫn phải đào tạo lại ở bậc ĐH.

 

Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc về trình độ tiếng Anh. Kết quả điều tra, khảo sát của tổ chức The English First tại 60 nước tham gia, năm 2013 Việt Nam vươn lên đứng vị trí số 28 về trình độ tiếng Anh vượt cả Trung Quốc, Nga, Y, Thái Lan... Năm 2011-2013, vị trí này của Việt Nam ở bậc 39 và 31. TS Anh cho hay.

 

Theo Nguyễn Huy

Tiền Phong

2013 - năm phát triển mạnh mẽ của trò chơi giáo dục

Giữa tháng 12/2013, Bộ GD&ĐT, TW. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội TW phối hợp với Công ty Cổ phần trò chơi Giáo dục trực tuyến - Egame đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Ý tưởng sáng tạo về trò chơi giáo dục trực tuyến”. Có thể nói, đây là hoạt động tiêu biểu, điển hình và ý nghĩa nhất của Egame dành cho các em học sinh trên cả nước thể hiện khả năng sáng tạo, đam mê, khát vọng của mình thông qua các ý tưởng, tác phẩm… đồng thời mở ra một hướng phát triển mới cho ngành giáo dục cũng như các đơn vị tâm huyết, sáng tạo trong lĩnh vực trò chơi GDTT. Những ý tưởng của các em không xa nữa sẽ được hiện thực hóa và đi vào đời sống học đường bởi đó là những ước muốn thiết thực nhất do chính các em sáng tạo, xây dựng.

2013 - năm phát triển mạnh mẽc của trò chơi giáo dục
Nguyên Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam - đồng chí Lê Khả Phiêu trao giải đặc biệt đến em Nguyễn Minh Nhựt, học sinh lớp 4 tỉnh Bến Tre.

Đại diện Ban Tổ chức cho biết cuộc thi đã nhận được sự ủng hộ tích cực của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cũng như sự tham gia nhiệt tình của các em học sinh. Điều đáng ghi nhận chính là việc toàn bộ 63 tỉnh thành trên cả nước đều có bài tham dự với tổng số hơn 150.000 bài viết, ý tưởng, đề xuất hết sức tâm huyết, sáng tạo. Đặc biệt, trong số các bài dự thi có trên 50 bài không chỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng mà là các sản phẩm, mô hình gần như hoàn chỉnh.

Trước đó, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, CPVM cũng đã chính thức nhận Giải thưởng cao quý và uy tín khi lọt “Top 100 Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2013” do Báo Lao động & Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Tạp chí Gia đình & Trẻ em tổ chức nhằm vinh danh, khuyến khích các doanh nghiệp có nhiều sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em.

2013 - năm phát triển mạnh mẽc của trò chơi giáo dục
Ông Nguyễn Ngọc Thuỷ - Tổng Giám đốc Egame nhận Giải thưởng Top 100 Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2013.

Không chỉ vậy, trong hai tháng 10/2013 và 11/2013, Hội đồng Đội các tỉnh Hà Nội, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Vũng Tàu, Đà Nẵng… đã phối hợp với Egame tổ chức hội nghị tập huấn giới thiệu về trò chơi GDTT và phát động cuộc thi CPVM khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Đây là những tỉnh/thành phố đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình này nhằm tập trung vào việc xây dựng, giới thiệu, phát triển một sân chơi lành mạnh, bổ ích trên mạng internet, phát triển tư duy sáng tạo, góp phần xây dựng các trò chơi có ý nghĩa, mang tính giáo dục, góp phần đẩy lùi trò chơi độc hại, bạo lực trên thị trường, gây ảnh hưởng chưa tốt đến các em học sinh.

Đánh giá về trò chơi GDTT, ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhận xét: “Trò chơi GDTT Chinh Phục Vũ Môn được thiết kế thông minh, tạo được sự hấp dẫn thu hút học sinh tham gia học tập và rèn luyện, và cũng giúp cho nhiều người có một cách nhìn khác, tích cực hơn về trò chơi trực tuyến. Đây là sản phẩm không những để giải trí mà còn giúp cho học sinh được hệ thống kiến thức một cách tự nhiên nhất, có được một không gian học tập và giải trí nghiêm túc, trí tuệ”.

Điều đó cho thấy, trò chơi GDTT hiện nay đã dần khẳng định được vai trò và tầm quan trọng đối với cộng đồng, xã hội. Đặc biệt, CPVM đã mạnh mẽ xoá nhoà quan điểm cũ cho rằng game giáo dục đồng nghĩa với nhàm chán và nặng nề. Rất nhiều ý kiến em học sinh, phụ huynh, thầy cô… khẳng định CPVM mang đến cho người chơi những phút giây thư giãn cùng trải nghiệm vô cùng hấp dẫn khi đắm mình trong thế giới 3D huyền ảo, đầy màu sắc, những cuộc đấu trí sôi động tại các đấu trường kết hợp cùng âm thanh, hiệu ứng tuyệt đẹp… Quan trọng hơn, thế giới ảo này thực sự lành mạnh, tốt cho việc học tập, phát triển tâm - sinh lý của các em.

Có thể nói 2013 là một năm thành công của Egame cũng như CPVM khi sản phẩm được vinh danh và “chinh phục” lòng tin của cộng đồng, xã hội. Theo ông Nguyễn Ngọc Thuỷ - TGĐ của Egame “quan trọng hơn, Egame đang ấp ủ quyết tâm tiến xa, vượt ra ngoài thị trường trong nước. Ngoài việc chuẩn bị thu hút thêm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư, Egame hiện đang chuẩn bị kế hoạch mở rộng thị trường phát triển ra khu vực, nơi có nhiều quốc gia có những nét tương đồng về văn hoá, lịch sử… như Việt Nam”.

“Phát triển E-Learning: Nhà trường bắt tay với doanh nghiệp là cơ hội cho cả hai”

Theo PGS-TS Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Ngữ (ĐHQG Hà Nội), việc hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai bên trong việc phát triển e-learning.

Tại nhiều nước phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Singapore,... đào tạo trực tuyến đang được áp dụng khá thành công trong các trường học. Hiện mô hình đào tạo này tại các trường đại học ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào, thưa Phó giáo sư?

Cùng với sự phát triển của Internet, giáo dục trực tuyến (e-learning) đang dần thể hiện sức mạnh của mình bởi giá trị mà nó mang lại cũng như nhu cầu tất yếu của cộng đồng học tập. Phần lớn các truờng đại học nổi tiếng tại các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Ấn Độ, Singapore... đều sử dụng phương pháp đào tạo này. Có thể kể đến những cái tên như Open University (Đại học mở) của Vương quốc Anh (đơn vị tiên phong cho mô hình đào tạo từ xa), ĐH Stanford với mô hình học trực tuyến Coursera ngay từ giai đoạn đầu đã thu hút sinh viên từ 190 quốc gia…

Tại Việt Nam, vài năm trở lại đây, mô hình giáo dục này đang được các doanh nghiệp và cả các trường đại học đầu tư phát triển mạnh mẽ, dần thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng học. Các đơn vị cung cấp e-learning được nhiều người ở Việt Nam biết đến hiện nay: OnEdu của Công ty cổ phần phát triển dịch vụ học tập và giải trí trực tuyến (Net2E), VietnamLearning của GK Corporation, Topica của Viện Đại học Mở Hà Nội, Cleverlearn, BEA... Không chỉ có các công ty tư nhân, nhiều trường đại học tại Việt Nam như ĐH Bách Khoa TPHCM, Đại học Ngoại Ngữ (ĐHQG Hà Nội), Viện đại học Mở... cũng đã triển khai khá thành công mô hình đào tạo e-learning mà ở đó khung chương trình sẽ có các giờ học trực tuyến, người học dù bất kỳ đâu cũng có thể theo dõi bài giảng của giảng viên và trực tiếp thảo luận với tất cả thành viên trong hệ thống giống như họ có mặt trong một phòng học tập trung.

PGS-TS Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQG Hà Nội.
PGS-TS Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQG Hà Nội.

Ưu điểm của e-learning là học tập mọi nơi mọi lúc. Và đó cũng chính là nhược điểm của mô hình này khi giáo viên khó có thể quản lý tiến độ học tập của sinh viên. Nhà trường sẽ khắc phục những nhược điểm này như thế nào, thưa ông?

Trước đây, đào tạo trực tuyến thường chỉ được biết đến theo hình thức học thêm qua các file âm thanh, hình ảnh từ chiếc máy tính. Như vậy có nghĩa là người học sẽ được học theo cảm tính, thích thì học, không thích thì có thể bỏ. Điều này ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng học tập. Để khắc phục, hiện nay nhiều trường đã áp dụng công nghệ trực tuyến 3D để tăng cảm hứng cho người học bằng cách tạo ra một giảng đường ảo giống như ngoài đời thật để sinh viên có thể gặp nhau trao đổi và thảo luận mọi thứ về môn học. Với phương pháp này, các sinh viên có điều kiện vận dụng gần như ngay lập tức những kiến thức của mình và có thể thấy được kết quả rất nhanh sau đó.

Ngoài ra, để tăng tính tương tác giữa người dạy và học, nhiều trường đã kết hợp với các công ty cung cấp giải pháp về công nghệ đào tạo trực tuyến. Đơn cử như chương trình tiếng Anh trực tuyến Language School của Đại học Ngoại Ngữ kết hợp với Công ty cổ phần phát triển dịch vụ học tập và giải trí trực tuyến (Net2E). Tham gia chương trình này, học viên sẽ nhận được sự trợ giúp tối ưu của bộ phận chăm sóc khách khách hàng và các trợ giảng như khuyến khích và nhắc nhở tiến độ học tập, đánh giá năng lực học tập và giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình học tập.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến cũng có những chương trình đào tạo riêng nằm ngoài hệ thống khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ông có cho rằng việc nhà trường bắt tay với các doanh nghiệp sẽ rất dễ gây ra sự chồng chéo về mặt nội dung đào tạo?

Chúng ta không nên hiểu nhà trường và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến là 2 hệ thống đào tạo riêng biệt. Các trường học vẫn đóng vai trò là đơn vị đào tạo chính thống trong việc dạy học và cấp bằng. E-learning chỉ là một trong rất nhiều phương pháp nghiệp vụ sư phạm mới được áp dụng. Các doanh nghiệp đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp e-learning. Theo đó họ sẽ cung cấp các giải pháp công nghệ và các bài học trực tuyến trên mạng (miễn phí hoặc thu phí). Mô hình kết hợp giữa nhà trường và các công ty công nghệ được nhiều trường đại học lớn trên thế giới áp dụng khá thành công. Ví dụ như Đại học Harvard và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hợp tác xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến với trị giá đầu tư 60 triệu USD có tên edX nhằm cung cấp các khóa học trực tuyến cho sinh viên trên khắp thế giới.

Tại Việt Nam, tôi xin dẫn chứng về mô hình hợp tác giữa Đại học Ngoại Ngữ với Công ty cổ phần phát triển dịch vụ học tập và giải trí trực tuyến (Net2E) được ký từ hồi tháng 6/2013. Theo thỏa thuận hợp tác, Trường ĐH Ngoại ngữ- ĐHQGHN và NET2E sẽ hợp tác để cung cấp các khóa học ngoại ngữ có chất lượng chuyên môn cao kết hợp với việc phát huy lợi ich của hạ tầng công nghệ thông tin nhằm mang lại sự thuận tiện hơn cho người học. Đây là một trong những bước tiến quan trọng của NET2E trong việc chuẩn hóa các dịch vụ đào tạo của mình. Ngoài ra, Trường ĐH Ngoại ngữ- ĐHQGHN sẽ là đơn vị khảo thí và cấp chứng chỉ cho các học viên theo học tại www.OnEdu.vn. Đó chính là mối quan hệ 2 chiều, mang lại lợi ích và cơ hội phát triển cho cả 2 bên chứ không có sự chồng chéo hay phức tạp nào về mặt nội dung gây ảnh hưởng tới chất lượng học tập của sinh viên. Tuy nhiên, tôi cũng xin nhấn mạnh, để có được điều này thì nhà trường cần phải lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, có giải pháp công nghệ tốt.

PGS-TS Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQG Hà Nội.

Đến nay, hiệu quả từ việc hợp tác giữa nhà trường với công ty cung cấp dịch vụ đã mang lại hiệu ứng như thế nào đối với phong trào giảng dạy và học tập trực tuyến của giáo viên và sinh viên, thưa ông?

Trong thời gian đầu, Net2E đã tổ chức thành công các sự kiện dành cho sinh viên thuộc khối ĐHQG Hà Nội nói chung và sinh viên của Đại học Ngoại ngữ nói riêng. Qua đó, giáo viên và sinh viên sẽ đuợc tiếp cận và hiểu hơn về nhiều hình thức đào tạo e-learning. Đã có rất nhiều sinh viên đăng ký theo học các lớp học trực tuyến một cách tự nguyện – điều mà trước đó họ khá e dè vì lo ngại chất lượng không đảm bảo. Bên cạnh đó, Net2E cũng đã cung cấp nhiều khóa học cho các lớp bồi dưỡng giáo viên thuộc chỉ tiêu của ĐHNN-ĐHQGHN theo đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc hợp tác và đẩy mạnh mô hình đào tạo e-learning, trong thời gian tới Đại học Ngoại ngữ sẽ cung cấp giáo viên trợ giảng chất lượng cao cho các khóa học trực tuyến của Net2E. Ngoài ra, hai bên sẽ hợp tác xây dựng nội dung học mới dựa trên thế mạnh của từng đơn vị để đáp ứng nhu cầu của người học, cụ thể là khóa học đào tạo và nâng cao năng lực học ngoại ngữ cho người học theo Khung tham chiếu châu Âu (CEFR).

Xin cảm ơn ông!

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

Trường học 5 tỷ đồng sau 3 năm vẫn để không?

Theo ghi nhận của PV Dân trí, công trình Trường THPT Hưng Hội được xây dựng tại ấp Nước Mặn, xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi), cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 5km. Đây là một công trình gồm 1 tầng trệt và 2 tầng lầu với khoảng 18 phòng học khá hoành tráng nằm cạnh con đường nhựa của xã. Tuy nhiên, công trình này đã hoàn thành từ cách đây hơn 3 năm nhưng vẫn chưa được sử dụng và bị bỏ từ đó cho đến nay.

Công trình Trường THPT Hưng Hội trông rất hoành tráng.
Công trình Trường THPT Hưng Hội trông rất hoành tráng.

Qua quan sát của PV Dân trí, trên diện tích khoảng 1 hecta, ngoài một khối nhà đứng sừng sững thì còn lại chỉ là bãi đất cỏ hoang mọc um tùm. Ngay phía trước và sau trường học, cỏ mọc cao lút đầu người trông hết sức hoang vu.

Hành lang bề thế trên tầng 1...
Hành lang "bề thế" trên tầng 1...

...nhưng trước sân là bãi đất hoang, cỏ mọc um tùm.
...nhưng trước sân là bãi đất hoang, cỏ mọc um tùm.

Trong khi đó, hầu hết các phòng học đều đã được xây hoàn chỉnh, bên trong phòng đã có gắn đèn, quạt nhưng mặt bằng thì trống trơn; hệ thống nước, phòng cháy chữa cháy bên ngoài cũng đã xong. Tuy nhiên, các phòng học đều bị khóa kín cửa, các ổ khóa thì bị rỉ sét do lâu ngày không được mở.

Bể chứa nước...
Bể chứa nước...

...cùng với hệ thống quạt, đèn
...cùng với hệ thống quạt, đèn
...cùng với hệ thống quạt, đèn

....và phòng cháy chữa cháy cũng đã được trang bị xong nhưng chưa được sử dụng.
....và phòng cháy chữa cháy cũng đã được trang bị xong nhưng chưa được sử dụng.

Có thể nói khi nhìn tổng thể thì công trình trường học này được xây dựng rất khang trang, nếu không nói là hơn hẳn nhiều ngôi trường đang có học sinh học ở nhiều địa phương khác. Tuy nhiên, việc trường xây xong từ năm 2011 nhưng đến nay không có học sinh học thật sự quá lãng phí. Trong khi đó, ở tỉnh Bạc Liêu, có một số trường học đã cũ kỹ, đang xuống cấp rất cần được đầu tư xây dựng mới.

Cửa khóa kín, ổ khóa lâu ngày bị rỉ sét...
Cửa khóa kín, ổ khóa lâu ngày bị rỉ sét...

...còn bên trong phòng thì trống trơn.
...còn bên trong phòng thì trống trơn.

Làm việc với PV Dân trí về tình trạng của công trình trên, ông Lâm Trung Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Hội cho biết, công trình này là Trường THPT Hưng Hội và hiện trạng như hiện nay đã hoàn thành từ năm 2011. “Việc xây trường này là tạo điều kiện cho con em địa phương đi học gần hơn”, ông Sơn nói lý do xây trường.

Tuy nhiên, ông Sơn cho hay, dù trường đã hoàn thành nhưng không có học sinh học là do không đủ số học sinh để mở lớp. “Từ năm học 2011- 2012, tỉnh có chủ trương mở lớp nhưng qua khảo sát thì số học sinh lớp 9 lên lớp 10 của hai xã Hưng Hội và Hưng Thành quá ít nên việc mở lớp phải dừng lại”, ông Sơn nói.

Hoàn thành từ hơn 3 năm nay nhưng công trình tiền tỷ này vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
Hoàn thành từ hơn 3 năm nay nhưng công trình tiền tỷ này vẫn chưa được đưa vào sử dụng.

Cũng theo ông Sơn, một trong những lý do có ít học sinh là bởi địa bàn chỉ cách TP Bạc Liêu khoảng 5km nên nhiều gia đình có điều kiện đã cho con em họ ra thành phố học ở những trường tốt hơn. Ngoài ra, địa bàn có rất nhiều em là dân tộc thiểu số nên các em cũng đã ra Trường Phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh nằm ở huyện Hòa Bình để học. “Dù từ xã ra huyện Hòa Bình khá xa nhưng vì các em là người dân tộc khi học phổ thông bình thường thì không có chính sách gì nên các em đăng ký học ở trường phổ thông dân tộc nội trú để có chế độ hỗ trợ”, ông Sơn nói.

PV đặt vấn đề thêm, nếu không có đủ số học sinh để mở lớp thì xây trường này làm gì? Ông Sơn giãi bày rằng, địa phương chỉ là đơn vị thụ hưởng nên mọi vấn đề xây dựng liên quan đến công trình đều do tỉnh thực hiện. “Tôi cũng có nghe nói là công trình này không làm trường học nữa mà đã chuyển cho Sở LĐ - TB & XH tỉnh để làm một trung tâm bảo trợ xã hội gì đó chứ còn chuyển giao hay chưa thì tôi cũng không rõ”, ông Sơn nói.

Công trình nhìn sừng sững từ phía sau, hướng TP Bạc Liêu về xã Hưng Hội.
Công trình nhìn sừng sững từ phía sau, hướng TP Bạc Liêu về xã Hưng Hội.

Trong khi đó, trao đổi với PV Dân trí, ông Trác Văn Đây - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bạc Liêu cũng cho biết, hiện trạng của dự án Trường THPT Hưng Hội hiện nay được xây dựng và hoàn thành từ năm 2011 với kinh phí hơn 5 tỷ đồng.

Ông Đây cho rằng, lẽ ra Sở sẽ tiếp tục xây dựng thêm nữa nhưng từ năm 2011, sau khi xây xong thì UBND tỉnh có chỉ đạo yêu cầu Sở GD-ĐT bàn giao công trình này cho Sở LĐ-TB&XH tỉnh để làm Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. “Khi có ý kiến chỉ đạo của tỉnh, chúng tôi đã bàn giao, còn việc Sở LĐ-TB&XH nhận và làm gì cho đến nay thì chúng tôi cũng không rõ”, ông Đây cho biết thêm.

Clip công trình hoàn thành hơn 3 năm vẫn chưa được sử dụng:


(Thực hiện: Huỳnh Hải)

PV Dân trí cũng đã liên hệ làm việc với lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bạc Liêu về tình trạng công trình hiện nay, tuy nhiên lãnh đạo Sở này chưa có câu trả lời. Song, theo một số thông tin mà PV biết được, để làm Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh thì ngành chức năng còn phải đầu tư thêm nhiều tỷ đồng để "sửa chữa lại" hiện trạng cho phù hợp với nơi nuôi dưỡng người già, trẻ em và những đối tượng xã hội khác.

Nếu vậy, việc quy hoạch một công trình trường học rồi sau đó lại tốn thêm tiền để chuyển công năng thành một công trình khác thì vấn đề quy hoạch của tỉnh này có quá lãng phí?

Huỳnh Hải

Những lưu ý khi mở xưởng may gia công đồ lót xuất khẩu

Beauty Chipi Xưởng may thời trang đồ lót hàng đầu Việt Nam Thông tin liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN CHIPI VIỆT NAM Địa chỉ: 662 Hoàng H...